Cách nuôi Cá TRẮM ĐEN sử dụng ỐC BƯU VÀNG,DẮT BIỂN CHO ĂN

    Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen sử dụng ốc bươu vàng: ốc bươu vàng là địch hại của cây trồng cần phải tiêu diệt. Hàng năm cứ đến vụ cấy người nông dân phải bắt ốc đi để tránh phá lúa nhiều hợp tác xã nông nghiệp đưa ra sáng kiến thu mua ốc bươu vàng để người dân tăng cường bắt ốc, tuy nhiên một số nơi không thu mua người dân ném ốc ra đường gây tai nạn giao thông rất đáng tiếc. Một số hộ nuôi cá trắm đen đã đưa ốc bươu vàng làm thức ăn cho cá trắm đen tuy nhiên nếu cho ốc bươu vàng sống xuống ao thi cá trắm đen trong ao phải cỡ trên 1kg mới có thể ăn được loại ốc này và cá cũng không sử dụng hết lượng ốc đưa xuống do đó nhiều con ốc to lại bò lên bờ cắn phá rau mầu. Cá trắm đen ăn ốc theo kiểu dùng răng hầu cắn nát ốc ra lọc lây thịt ăn do đó lượng vỏ ốc trong ao rất nhiều. Từ thực tế đó các hộ đã nghĩ ra nhiều cách để xử lý ốc trước khi đưa xuống như: Dội nước sôi khêu lấy ruột cho cá ăn hoặc luộc sơ lên vẩy ốc lấy ruột, cho máy nghiền đổ xuống cho ăn.... Các phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Nếu 2 phương thức đầu có thể áp dụng với những hộ nuôi với quy mô nhỏ phương thức dùng máy nghiền áp dụng với hộ nuôi quy mô lớn nhưng ốc nghiền ra cho cá ăn gây ô nhiễm môi trường rất nhanh cá dễ bị dịch bệnh, thiếu ô xi, sinh nhiều khí độc trong ao làm cá chậm lớn. Một số hộ đã dùng ống cống lăn cho vỡ vỏ ốc rồi lót bả cước xuống đáy ao diện tích khoảng 10 m2 trải ra dập xuống bùn tránh bùng nhùng trong ao cá vào ăn dễ bị sốc, sợ không dám vào. Sau vài ba ngày xuống nhấc lên vỏ ốc cá không ăn sẽ được thu gon ra khỏi ao và có thể nuôi cá trắm đen với quy mô lớn sử dụng ốc bươu vàng.
      Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen sử dụng dắt biển: Hiện nay người dân đã áp dụng nuôi cá trắm đen sử dụng nguồn dắt biển với diện tích nuôi không ngừng tăng lên. Ưu điểm của phương pháp này là chủ động được nguồn thức ăn do nguồn dắt biển rất dội dào nhưng qua 2 năm phát triển nuôi phát sinh một số vấn đề sau: Do dắt biển ở vùng nước lợ nên chuyển vào làm thức ăn cho cá nước ngọt do đó phải kiểm tra thường xuyên lượng thức ăn cá ăn hết sau 2-3 giờ nếu cá không ăn hết thông thường nguyên nhân do thay đổi thời tiết cá rất nhậy cảm với môi trường nên kém ăn hoặc bỏ ăn nếu lượng dắt cá không ăn để trong ao sẽ gây thiếu ô xi dắt ở nước ngọt sẽ chết sau 6-8h nếu nặng sẽ làm cá nổi đầu hàng loạt gây chết, nếu nhẹ gây sốc làm cá suy giảm đề kháng và bị nhiễm bệnh. Thời điểm cá hay bị sốc vào khỏang từ tháng 6-8 âm lịch do đó người dân phải hết sức cẩn thận kiểm tra đáy ao thường xuyên trong thời gian này. Tuy nhiên vào thời gian nay nếu nuôi cá trắm đen trong vùng bị nhiễm mặn, vùng chuyển đổi từ trồng cói sang nuôi thủy sản thì không bị hiện tượng này do dắt có thể sống trong nước lợ 1-3 ­% trong 1-2 ngày do đó nếu cá không ăn hết thức ăn thì dắt cũng không bị chết do đó không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường ao nuôi. Chính vì vậy nuôi cá trắm đen ở vùng nước nhiễm mặn có nhiều thuận lợi hơn nuôi ở vùng nước ngọt.
      Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen sử dụng cám công nghiệp: Thông thường cám công nghiệp các nhà máy sản xuất bán ra thị trường có công thức tương đối giống nhau nếu cho cá trên 500g thì độ đạm dưới 25% viên cỡ 2-3mm tuy nhiên với cá trắm đen ở độ đạm này không đảm bảo cho cá phát triển tốt, cá chậm lớn và không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong thức ăn (Do chất cần thì thiếu) nên gây lãng phí và ô nhiễm đáy ao mầu nước ao thường quá mức cho phép đồng thời hiệu quả kinh tế thấp do hệ số thức ăn tăng cao. Kinh nghiệm phải nuôi cá trắm đen ở vùng nuôi tập trung có nhiều hộ nuôi để đặt hàng nhà máy loại thức ăn đúng tiêu chuẩn chất lượng về kích cỡ viên và độ đạm. Với cá trắm đen nuôi thịt giai đoạn trên 1kg độ đạm phải đạt 35% và cỡ viên 3-5mm. Khi nuôi với cám công nghiệp trong thời gian từ tháng 6-8 phải lưu ý môi trường thay tháo nước và đặt máy bơm hoặc máy đảo nước khi cần.
      Đáp ứng nhu cầu của thị trường cá trắm đen cỡ lớn 6-8kg do đó với ao nuôi dùng cám công nghiệp, dắt biển, ốc bươu vàng… sau 1 năm cá đạt 3-4 kg nếu muốn nuôi tiếp đạt 6-8 kg phải chuyển ao cá để xử lý đáy ao vì lượng bùn đáy, chất thải dư thừa dưới đáy ao nếu không sử lý sẽ rất khó khăn trong quá trình nuôi, dễ bị dịch bệnh, thất thoát đàn cá

KỸ THUẬT CẢI TẠO AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
      
      Nghề nuôi trồng thủy sản rất coi trọng việc cải tạo ao nuôi bởi sau một vụ nuôi toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh... đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Nhất là ao nuôi công nghiệp sử dụng nhiều thức ăn và các loại thức ăn phân hủy không hết sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đáy ao nhất là các loại thức ăn tươi sống như cá tạp dùng để nuôi nuôi ba ba, cá quả. Những ao nuôi này nếu không cải tạo tốt mà tiếp tục nuôi vụ tiếp theo thì ngay từ đầu vụ đã phát sinh bệnh dịch. Đối với ao mới đào việc cải tạo ao cũng vô cùng quan trọng nhất là những ao ở vùng chua phèn, chiêm trũng bởi những ao này thường có pH<5, kém mầu mỡ nên không tạo thức ăn tự nhiên trong ao và môi trường không phù hợp cho cá phát triển do đó nếu không cải tạo tốt cá sẽ chậm lớn hoặc có thể bị chết vì chua phèn. Chính vì thế cải tạo ao nuôi tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá từ đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá nuôi.
      Mục đích của việc cải tạo ao nhằm tạo điều kiện tốt nhất về môi trường và tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phỳ cho cá sinh trưởng tốt trong chu kỳ sản suất mới.
      *Nội dung của việc cải tạo ao gồm các bước sau.
      - Đối với ao mới đào: Cần tát cạn thau rửa chua từ 2-3 lần sau đó bón vôi làm tăng pH đất thau rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5. Sau đó tiến hành gây mầu nước bằng phân chuồng lượng phân bón với ao mới đào cần bón đủ lượng sao cho mầu nước luôn ổn định không bị mất mầu đột ngột.
      - Đối với ao cũ:  Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10-20cm bùn đáy nếu đáy quá dày bùn nhằm làm tăng độ sâu khối nước để tăng cơ sở thức ăn và điều hoà nhiệt độ khối nước đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO2, 02,, H2S, NH3.... san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch.
      - Khử trùng đáy ao bằng vôi  bột rắc vôi quanh bờ ao và đáy ao nhằm làm  môi trường đáy tơi xốp giúp động vật đáy phát triển tạo cơ sở thức ăn cho cá chép,  giúp pH  môi trường nước luôn luôn  ổn định ở mức kiềm yếu kích thích các sinh vật làm thức ăn của cá phát triển tốt và tăng hiệu của các loại phân bón tăng hàm lượng Ion Ca có lợi cho sinh trưởng của cá.
      Mặt khác bón vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh, diệt các loại cá tạp  cá dữ có hại cho cá. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất với ao đất thịt không chua pH ≥ 6,5 bón 5-7kg/ 100 m2 , ao đất sét, chua bón 10-15kg/ 100m2 hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn định  trên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2 sau đó tháo nước vào thau rửa 1-2lần.
      Đối với ao nuôi công nghiệp cần vét sạch bùn đáy và phun chế phẩm vi sinh PMET
1-2l/1000m2 giúp phân hủy chất hữu cơ, chất thải độc hại còn ngấm trong đất, đáy ao. Sau đó 2-3 ngày bón tăng lượng vôi để thúc đẩy việc phân hủy đáy ao tốt hơn.
      - Phơi đáy ao đến nứt chân chim, với vùng đất chua phèn thì không nên phơi đáy ao.
      - Tăng cường thức ăn cho thuỷ vực bằng cách bón phân gây màu nước ngay từ ban đầu. Phân bón có tác dụng bổ sung muối dinh dưỡng tăng cường số lượng vi khuẩn và chất hữu cơ hoà tan trong vùng nước. Căn cứ vào khả năng cung cấp phân bón của từng cơ sở mà chúng ta có thể sử dụng một trong 2 công thức sau:
      Với những nơi có nhiều nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh dùng công thức bón 20-30kg phân chuồng + 8-10kg phân xanh /1002 ao      
      Với cơ sở ít nguồn phân chuồng bón: 10-15kg phân chuồng + 8-10kg phân xanh +0,3-0,4kg phân đạm và lân nguyên chất /100m2 ao với tỉ lệ đạm lân 4:1, với đạm urê có 46% đạm nguyên chất , lân supephôtphat (lân Lâm Thao) chứa 15-20% lân nguyên chất tan khoảng 90% trong nước. Thông thường với đạm ure là 7kg và lân 5kg/1000m2.
      Cách bón: Phân chuồng ủ yếm khí 2-4 tuần với 1-2% vôi trát kín bùn sau đó đánh phân ra trộn với phân lân rải đều khắp ao hoặc khuấy đều phân với nước té đều khắp ao và hoà tan phân đạm vào nước té đều. Với phân hoá học phải nhặt rải rác bỏ đi và nghiền cục to rồi hoà với nước với tỉ lệ 1 phần phân 20 phần nước . Nếu nguồn nước cấp vào sử dụng nước từ ao đang nuôi khác bơm ra đã có mầu rồi thì tuỳ mầu nước để điều chỉnh lượng phân bón các loại.
      Phân xanh bó thành từng bó nhỏ 7-8kg dìm ở góc ao và dậm dưới bùn. Tuần 2 lần đảo bó dầm vớt các phần thân cành chậm phân huỷ lên bờ. Là dầm thường dùng là các loại cây hoa trắng, lạc, rau lang … không dùng cây cỏ lá đắng hoặc có tinh dầu như sòi, đa…
      - Sau khi tẩy trùng , bón lót xong sau vài ngày rồi lấy nước vào ao với mực nước lần đầu là 30-40cm trong 5-7 ngày lấy đủ mực nước ao nuôi tuỳ điều kiện nhiệt độ nước để quá trình phân huỷ của phân chuồng, phân xanh được nhanh hơn tạo cơ sở thức ăn ngay từ đầu cho cá ngay sau khi phân huỷ hết thì vớt xác bã phân xanh. Nếu sau khi bón phân hữu cơ 2-3 ngày màu nước ao xanh đậm hơn chứng tỏ phân bón đã có tác dụng. Cơ sở thức ăn của cá phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, muối dinh dưỡng đạm lân phong phú. Vào tháng 1-4 khi nhiệt độ nước dưới 250C cơ sở thức ăn kém phát triển cần bón nhiều phân hữu cơ hơn để nhanh lên mầu nước.  Sau khi nước có mầu xanh vỏ đỗ cấp thêm nước mới vào cho đủ mức 1-2m tùy mục đích sử dụng ao. Nước cấp vào ao phải qua túi lọc dây bằng vải hoặc cước có trên 40 lỗ/cm2 tránh cá tạp cá dữ xâm nhập vào ao. Túi lọc có thể dùng bao trấu để lọc sẽ làm cho các loại trứng cá không lọt vào ao được nếu lọt vào thì bị cọ sát gây ung hỏng trứng không nở ra cá được. Đối với ao nuôi công nghiệp tùy đối tượng nuôi ta chỉ nên dùng phân hóa học hoặc phân vi sinh để bón ao tạo cơ sở thức ăn tự nhiên ban đầu tránh dùng các loại phân hữu cơ, lá dầm để hạn chế ô nhiễm đáy ao sau này.
      Nếu việc cải tạo ao làm đúng kỹ thuật có thể làm giảm chi phí từ 5-15% và tăng tỷ lệ sống của cá bột lên 10-30%, cá hương 5-15% và cá giống từ 5-10%. Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật cơ bản để cải tạo ao trước khi thả cá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét