Kỹ thuật nuôi CÁ NƯỚC NGỌT (trắm cỏ, trôi, cá mè)


Kỹ thuật nuôi cá thịt trong ao
Chuẩn bị ao nuôi cá
1) Tu bổ và tẩy dọn ao nuôi cá
Tu bổ và tẩy dọn trước khi thả cá là điều kiện bắt buộc phải làm.
a) Đối với ao mới đào chưa nuôi
- Dẫn nước vào ao vài ba lần để rửa ao
- Bón 10 - 20 kg vôi cho 100m2 để diệt trùng, khử chua
- Bón lót 50 kg phân chuồng cho 100 m2 ao.
b) Đối với ao đã nuôi
- Tháo cạn nước cũ để thu hoạch cá.
- Vét bùn:
Để làm sạch đáy ao, giải phóng khí độc
Tăng dung tích ao (thì nuôi được nhiều cá hơn) để lại đáy một lớp khoảng 10 - 15 cm là đủ. Nếu ao ít bùn thì chỉ cần tát cạn nước
Trường hợp đáy ao là đất cát:
- Lấy đất thịt phủ lên mặt đáy ao lớp dày 20 cm. Bón phân hữu cơ đều khắp mặt ao rồi cho
nước xăm xắp vào ngâm. Bờ ao cũng cần đắp thêm đất thịt để khỏi bị sạt lở
- San bằng đáy ao

Phơi nắng 7 - 10 ngày cho đến khi đáy ao nứt rạn chân chim.
(Đối với đất chua phèn: chỉ vừa se khô là được để chống 'xì phèn")
- Bón vôi bột cho đáy ao. (10 - 15 kg cho 100 m2) nhằm mục đích khử chua
- Phòng trừ địch hại cá như: rắn, ếch, cóc, cá dữ, cá tạp....
- Trừ vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh cho cá
- Làm cho lớp bùn đáy xốp, thoáng khí, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành muối dinh dưỡng.
- Bón lót đáy ao:
Bằng phân chuồng để tăng nguồn thủy sinh đáy ao (50 kg cho 100 m2 đáy ao.)
- Tháo nước vào ao (Sau khi tẩy ao xong):
Nước lấy vào lọc qua đập chắn để ngăn rác và các loại cá tạp, cá dữ vào, mức nước lọc vào chỉ cần 0,5 - 0,7 m sâu
Ngâm nước ao từ 5 - 7 ngày để nước ao ngả màu xanh lục (nghĩa là các loài thức ăn tự nhiên đã phát triển phong phú) rồi mới được thả cá.
Phát quang những bụi rậm chung quanh ao:
- Để ao không bị cớm nắng
- Để đi lại dễ dàng hơn trong việc chăm sóc quản lý ao
2/Đối với ao đào mới: Không nhất thiết phải tu bổ hàng năm.
- Sửa chữa bờ ao, lấp kín các hang hốc nếu có
- Sửa chữa cống cấp và thoát nước
Chuẩn bị giống cá
1/ Chất lượng con giống: Cần có giống cá tốt bảo đảm các điều kiện sau:
- Cá giống phải đều con, quy cỡ tiêu chuẩn dài 8 - 12 cm.
- Bơi lội hoạt bát, không dị hình.
- Vây vẩy phủ kín, không mất nhớt, không xây xát không bệnh tật,
- Có màu sắc tươi tắn tự nhiên. (Phải chú ý không bị lừa do các hiện tượng tiêu cực ở
khâu giao nhận.)
Vận chuyển cá về ao nuôi: Nếu khoảng cách gần cho vào thùng xô , chậu, hoặc sọt lót ni lông
Vận chuyển từ xa phải dùng túi nilông và bơm ô xy.
2/ Luyện cá:
- Cách luyện: Sáng sớm hoặc chiều dùng lưới kéo dồn lại trong vòng từ 15 đến 20. Rồi buông ra, mỗi ngày 2 lần, làm liền trong 3 đến 4 ngày.
3/ Ép cá trước khi vận chuyển:
Mục đích:
Để cho cá được luyện quen với điều kiện chật chội, chịu được ngưỡng ô xy thấp (thường cá
giống được luyện trước khi chuyển đi xa). Dù vận chuyển bằng cách nào, cá cũng phải được ép kỹ trước khi vận chuyển.
Cách ép cá:
Nhốt cá giống vào một cái lồng bằng lưới ni lông (gọi là giai) với mật độ 1,200 con/m3 nước
đặt trong nước sạch có dòng nước sạch chảy nhẹ liên tục.
4/ Thả cá giống:
Trước khi thả cá giống cần tắm nước tiệt trùng phòng bệnh cho cá
Thao tác thả cá cần nhẹ nhàng để cá quen dần với nước ao
Không đứng trên bờ vứt cá xuống ao để cá khỏi bị choáng.
Cách cho cá ăn
Cho ăn bằng khung tre nổi: để thức ăn xanh:
(Cứ 100 m2 ao thì làm 1m2 khung tre).
- Thả cỏ rau, bèo vào khung tre nổi cố định để cá ăn tập trung, dễ làm vệ sinh và vớt bã
cũ thừa.
- Khung tre cho cá ăn cần đặt cách bờ ao 1 - 2 m.
- Trước khi cho ăn thức ăn mới phải vớt thức ăn cũ thừa lên bờ rồi cho thức ăn mới vào
khung.
5) Cho ăn bằng giàn máng: (đối với thức ăn tinh)
Giàn chỉ cách đáy ao khoảng 50 cm cách bờ 1 mét.
Cứ 100 m2 ao cần 1 m2 giàn.
Khi cho cá ăn, thức ăn tinh phải nhào nước cho dẻo, viên thành viên cho vào giàn chìm vào trong giàn để tiện theo dõi xem mức thức ăn cho cá ngày hôm trước thừa hay thiếu và làm vệ sinh giàn cho tiện. Máng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và để cố định.
Bốn công thức nuôi cá: Tỷ lệ nuôi ghép theo công thức (đó được đăng trên trang này)
Một ao không thuận tiện cho việc nuôi mè, trôi, trắm, chép: Nên cải tạo lại nuôi trê phi lai hoặc nuôi ếch, lươn.
Thăm ao hàng ngày
Mục đích của thăm hàng ngày:
- Để kiểm tra bờ ao, đăng cống để kịp thời tu bổ khi hỏng, nhất là vào mùa mưa lũ, mức nước ao
Đặc biệt vào những tháng chuyển mùa và chuyển trời:- Theo dõi màu nước ao, để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn.
- Cần thường xuyên quan sát tình trạng cá: Cá gầy yếu là cá đói. Cần tăng lượng thức
ăn và phân bón trong ngày.
- Cá bơi yếu, tản mạn, dựa sát vào bờ là cá yếu, bị bệnh. Cần kiểm tra kỹ tìm nguyên
nhân gây bệnh. Nếu cá mắc bệnh cần thay nước ao và chữa bệnh cho cá bằng thuốc.
- Cá nổi đầu lâu, lờ đờ, tản mạn là cá thiếu ô xy trầm trọng.
Cần cấp nước cho ao đến khi cá trở lại hoạt động bình thường hoặc chuyển nhanh cá sang ao có nước mới sạch.
Thời gian thăm ao: nên thăm vào buổi sáng
Thu hoạch cá
Nên 6 tháng đánh tỉa thà bù và thu hoạch vào những ngày cuối năm.
Mục đích đánh tỉa thả bù là thu hoạch những con đã đủ lớn.
Phòng và chữa bệnh cho cá
Tìm hiểu nguyên nhân cá có bệnh.
- Do môi trường: Nhiệt độ , độ pH, hàm lượng ô xy không thích hợp.
- Chế độ chăm sóc không đảm bảo: Mật độ, chế độ ăn, đánh bắt không phù hợp.
- Do các sinh vật trong nước gây bệnh hoặc do bị thiếu vitamin và lây lan bệnh từ cá
khác sang...
Phòng bệnh cho cá:
Đối với cá, việc chữa bệnh rất khó khăn nên cần phòng bệnh là chính.
Ao nuôi cá:
Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trước khi nuôi cá, cần tẩy dọn ao bằng vôi bột, nước ao cần bảo đảm tính chất lý, hóa, sinh vật học. Nguồn nước ao phải sạch, không ô nhiễm và không có mầm bệnh. Ao bảo đảm độ sâu, có hệ thống cấp thoát nước tiện lợi.
Tắm cho cá trước khi thả cá giống vào ao nuôi.
Tắm bàng dung dịch muối ăn (NaCl) hoặc bằng thuốc tím để phòng bệnh cho cá.
Nồng độ muối cần dùng từ 2% - 3% ( 2 - 3 kg muối hòa tan với 100 lít nước).
Tắm trong vòng 5 - 10 phút. Nếu dùng thuốc tím nồng độ là 1/50.000 đến 1/100.000 (tức là l gram thuốc tím pha với 50 đến 100 lít nước).
Cách tắm: ngâm cả vạt cá cho vào dụng cụ đã pha sẵn dung dịch trong thời gian quy định. Loại bỏ cá yếu, sau khi đã tắm cho cá xong rồi mới thả
Nuôi cá theo đúng quy trình kỹ thuật:
- Ao cá được chuẩn bị nuôi tốt. Mật độ cá thả vừa phải.
- Cho cá ăn đầy đủ theo 4 định.
- Quản lý chăm sóc cá trong ao thường xuyên
- Trừ độc thức ăn và nơi cá đến ăn.
Cách phát hiện bệnh cá:
- Khi phát hiện cá có thể bị bệnh (cá bị bệnh thường bơi lội chậm, lờ đờ trên mặt ao hay rúc vào bờ ao)
- Bắt một số con lên để kiểm tra, quan sát mặt ngoài thân cá dùng kính lúp (quan sát kỹ từ đầu, mồm, mắt, thân, vây, vẩy cá xem có hiện tượng bệnh lý gì không)
- Quan sát mang cá
- Quan sát nội tạng (mổ cá ra để quan sát)
Cách chữa bệnh cho cá
Tên bệnh cá Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài) Cách chữa
Bệnh nấm thủy mi:
(nấm ký sinh nhiều ở trứng cá chép và cá giống, sống trong vùng nước ngọt, phát triển nhất trong vụ đông xuân) Ban đầu thấy cá bơi lội lung tung trong ao và cọ xát, dần dần cơ thể bị thối rữa, cá vận động chậm không ăn và chết. Xem trên thân cá có khối bông trắng, nấm thủy mi có dạng những sợi nhỏ, dài, phân nhánh, đường kính rất nhỏ.
Dùng xanh (Melylen) chứa Marachit tắm cho động vật thủy sản, nồng độ 1 PPM - 4 PPM (1 - 4 gram/ lít nước). Thời gian 15 - 30 phút.
Phun xanh Marachit xuống ao, liều lượng 0,00 - PPM (0,06 - 0,1 gram/1 lít nước).
Dùng muối ăn tắm: nồng độ 2 - 3 %. Thời gian từ 15 - 30 phút có thể hạn chế được nấm.
Bệnh đốm đỏ: Thân cá có những đám đỏ
Bệnh trùng bánh xe: (thường gặp ở cá giống, có khi trong ao nuôi cá hương)
Có dạng hình chuông, có một vòng móc bám giống như bánh xe đồng hồ để bám chặt vào da hoặc mang cá. Trên thân có nhiều chất nhớt màu trắng đục, thường nổi từng đàn trên mặt nước, bơi lội lung tung và yếu dần sau đó bơi tập trung vào bờ và nơi có nước chảy.
Cách phòng trừ: dùng CuSOH phun thẳng xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7 gram/1 m3
nước ao. Hoặc dùng hỗn hợp đồng + Marachit 0,5 PPM + 0,01 đến 0,02 PPM (0,01 - 0,02 mg/lít). Sau 1 - 2 ngày cá sẽ khỏi bệnh.
Bệnh rận cá:
Soi lên kính lúp thấy sống ký sinh trên da thân, vây và mang cá. Hút máu và tiết chất độc làm cá tổn thương, sưng đỏ, tạo điều kiện cho ký sinh trùng khác phát triển. Thường đốt cá vào ban đêm làm cá bơi lội lung tung.)
Dùng lá xoan băm nhỏ liều 0,5 đến 1 kg /m3.
- Dipterex phun xuống ao với nồng độ 1PPM (1 gram/m3 nước).
Bệnh nấm mang:
Dùng kéo cắt bỏ xương nắp mang, thấy màu sắc mang nhợt nhạt
Dùng như trị bệnh nấm thủy mi
Bệnh bào tử trùng:
Mổ cá, dùng kéo cắt ruột, quan sát thấy thành ruột mọng máu, viêm tấy, có nhiều hạt trắng nhỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét